Cô bé đó tên Nguyễn Thị Hằng, ở xã Thạch Đỉnh, Thạch Hà, Hà Tỉnh. Người đã được vong hồn của người bác ruột là liệt sỹ Nguyễn Văn Tự hy sinh ở chiến trường miền Nam nhập vào. Chuyện khó tin ! Khó tin hơn nữa khi bé Hằng ra đời khi bác của mình mất đã 30 năm.
Liệt sỹ Nguyễn Văn Tự hy sinh nhưng gia đình không biết hiện thân xác anh đang nằm ở đâu,chỉ biết là anh hy sinh năm 1966.
Thế rồi một ngày, anh Nguyễn Văn Cử, em của liệt sỹ Tự - đang công tác ngoài Vinh bỗng hốt hoảng chạt về báo lại với mẹ là trong một đêm nữa mê nữa tỉnh anh thấy anh Tự hiện về nói rành rọt :
-" Anh hy sinh ở đồi 405 Vĩnh Linh. Các em ơi hãy mau đón anh về ! "
Bằng tấm lòng yêu thương tha thiết đối với người ruột thịt đã hy sinh trong chiến tranh, dù nguồn tin kia có đúng hay không thì ba người anh em còn lại của liệt sỹ Tự đều nhất quyết lên đường tìm kiếm.Liền khi ấy, bé Hằng cũng năn nỉ đi theo- năm đó bé Hằng 12 tuổi.
Khi đến cơ quan thị đội, qua lời trình bày nào ai biết đồi 405 là ở đâu. Song nào ai ngờ được trên tấm bản đồ quân sự cũ nát vẫn còn lưu giữ lại đây vị trí tên ngọn đồi 405 cách xa thị đội khoảng 70 km.
Sau những ngày thực hiện cuộc hành trình, đường đồi dốc không bóng người, ước tính còn khoảng vài km nữa là đến đồi 405. Họ quyết định dừng chân dở mỳ tôm ra ăn, bứt lá quây lán ngủ lại, mai đi tiếp. Bỗng nhiên bé Hằng vừa chạy vừa réo gọi với giọng rất lạ:
-" Các em ơi ! Hãy mau chóng theo anh!" - một giọng nói không còn là của đứa trẻ 12 tuổi làm bố Hằng và hai chú hết sức kinh hoàng và lập tức chạy theo. Lúc đó bòng chiều đã dần tắt, bé Hằng lại chạy quá nhanh, cả ba người lớn đều hổn hển. Bé Hằng quay lại nói như ra lệnh:
-" Không thể chậm được các em à! Hãy nhanh chân lên ! Anh sẽ hướng dẫn cụ thể. Các em phải bốc hót xong trong đêm nay. "
Tới một ngọn đồi cao, thấy ba ngội mộ trơ đất sỏi, bé Hằng chỉ vào ngôi ở giữa nói:
- " Đây là chỗ nằm của anh. Các em đào nhanh tay lên !
Sau một hồi đào bới không sâu lắm, bé Hằng lại nói:
- "Đã tới xương cốt rồi, các em nhặt mau đi".
- Nhưng mà sao ít quá anh ơi ?
Vẫn lời nói đầy xót thương từ miệng cháu Hằng:
-"Anh chết vì boom đạn, xương không còn được là bao. Thôi các em gói lại rồi ra về, trời đã tối."
Từ đó bé Hằng trở lại bình thường. Cháu không còn nhớ những gì mình đã nói.
**
***
****
Buổi đón nhận di hài liệt sỹ Nguyễn văn Tự có đông đủ họ hàng, làng xóm và đại diện chính quyền. Mọi người đang bàn tiếp việc đưa di hài liệt sỹ ra nghĩa trang thì đột nhiên bé Hằng đứng dậy vẫn giọng nói rất lạ lẫn trong tiếng khóc:
-Bây giờ con xin mời mẹ và các em ngồi quanh đây. Con xin có lời thưa. Đáng lẽ con được trở về lâu rồi... Nói đoạn Hằng cầm tay anh Phùng ( là cha bé Hằng) mà than thở rằng: Lúc anh lên đường em mới có 6, 7 tuổi, Em níu áo đòi khi về anh mua cho kẹo, chắc em còn nhớ?
- Thôi anh đừng khóc nữa- anh Phùng thưa lại- Bây giờ anh đã về đay là cả nhà, cả họ đều mừng. Duy chỉ có một điều anh cho phép em được hỏi:anh mất vào ngày tháng nào để còn làm giỗ ?
- Anh mất vào lúc 9h ngày 9 tháng 2 năm 1966. À mà từ nãy đến giờ, mau cho anh gặp Minh ( người vợ ngày ấy của anh Tự )lúc anh lên đường còn để lại cho chị một đứa con đặt tên là Quý nhưng không nuôi được, chị vẫn một lòng chờ đợi, nay đã gần 60. Bé Hằng bước đến nắm tay chị rồi nói:
- Những ngày tháng trong quân ngũ anh viết rất nhiều thư cho em. Em có nhận được không ?
- Dạ có !
- Thế em có thuộc bài thơ anh viết tặng em vào dịp tết năm 1965 không?
- Dạ ! Mấy chục năm rồi ! Đêm cũng như ngày, em chỉ dành thời gian để nhớ tới anh thôi.
- Vậy thì em thương yêu.( Lời nói từ bé Hằng). Hãy cho anh đọc lại :
Đêm giao thừa
Đón xuân trên trận địa
Anh gửi lại tình thương
Chút tình ở chốn tiền phương
Chẳng có gì cho em
Mặn mà tình nghĩa truân chuyên
Mong em giữ trọn lời nguyền trăm năm...
Đọc xong bé Hằng khóc nghẹn, chị Minh cũng nức nở...
Cuối cùng Hằng có lời nhận xét:
- Bấy lâu nay trong gia đình nhà ta, các chị em dâu thường mâu thuẫn, lời to tiếng nhỏ, cãi cọ lẫn nhau. Các em có thương mẹ và anh, nghĩ đến hạnh phúc lâu dài thì nên đóng cửa bảo nhau....
**
***
****
Nói xong Hằng lặng người hồi lâu, trở lại trạng thái như người vừa qua một giấc ngủ triền miên...
**
***
****
Qua đây, nếu bạn nào không tin nội dung và nhân vật trong bài viết này là thật thì xin mời các bạn dành thời gian tới Hà Tĩnh. Qua sông Đồng Môn, bạn sẽ gặp và đi theo con đê đầy nắng gió tới thẳng một ngôi nhà lợp ngói, có mấy cây ngô đồng trước sân. Đó là ngôi nhà anh Nguyễn Văn Phùng, nhà của cháu Hằng.